Cung điện Potala là quần thể kiến trúc tráng lệ mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo. Đây là một trong mười tòa nhà bằng đá và đất nổi bật hàng đầu thế giới, một trong ba cung điện lớn nhất thế giới, cung điện cao nhất thế giới và là cung điện chính trị, tôn giáo duy nhất.
Cung điện Potala được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng giữa thế kỷ thứ VII sau Công Nguyên, ban đầu được lấy tên là Pangmar với mục đích củng cố quyền lực chính trị cho Vương quốc Tubo Tây Tạng. Tuy nhiên, cũng có tài liệu ghi chép cho rằng nhà vua xây dựng cung điện với mục đích chào đón vị hôn thê của mình – công chúa Văn Thành nhà Đường, một đệ tử Phật giáo.
Trải qua hơn hai trăm năm thăng trầm, nơi đây bị phá hủy cùng với sự sụp đổ của triều đại Tubo chỉ còn lại hai ngôi nhà. Mãi đến năm 1645, cung điện Potala được xây dựng lại dưới sự chỉ đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 (1617-1682) và kéo dài đến tận năm 1694 mới hoàn thành. Potala sau đó được sử dụng như cung điện mùa đông cho các đời Đạt Lai Lạt Ma.
Potala là một quần thể kiến trúc tôn giáo tráng lệ mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo Tây Tạng. Đây được xem là nơi linh thiêng nhất của Tây Tạng nên thường được gọi là “Đỉnh Potala” (hoặc phổ biến hơn là “Đỉnh”). Potala là một trong mười tòa nhà bằng đá và đất nổi bật hàng đầu thế giới, một trong ba cung điện lớn của thế giới, cung điện cao nhất thế giới và cung điện chính trị, tôn giáo duy nhất.
Cung điện Potala là niềm tự hào của người dân Trung Quốc, hình ảnh cung điện còn được in trực tiếp trên tờ 50 nhân dân tệ. Năm 1994, Potala được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Cung điện Potala nổi bật với 2 tòa lầu chính là Bạch Cung (Potrang Karpo) và Hồng Cung (Potrang Marpo) nằm trên đồi Ri Marpo, trung tâm thung lũng Lhaha. Potala được xây dựng ở độ cao 3.700 mét so với mực nước biển nên không khí khá loãng và thiếu oxi.